Tìm kiếm trong Blog này

31 tháng 10, 2008

LỊCH SỬ LỂ HỘI HALLOWEEN

I. Tết Halloween



Ngày lễ Halloween nhằm ngày 31 tháng mười dương-lịch. Ngày lễ này thực ra phải được coi như ngày Hội Halloween hay ngày Tết Halloween bởi vì nó vui-vẻ và nhộn-nhịp vô-cùng, nhất là đối với trẻ em.

Tối hôm trước của ngày lễ Halloween, tức là 30 tháng 10, được gọi là “đêm ma-quỉ” (devil’s night). Thường-thường các thanh thiếu-niên hay phá-phách trong đêm này, gây thiệt-hại đến tài-sản và tính-mạng của người dân. Bởi thế cho nên lực-lượng cảnh-sát đã phải tăng-cường mạnh để giữ trật-tự an-ninh trong “đêm ma-quỉ.” Các bậc phụ-huynh cũng được nhắc-nhở coi-chừng con em trong đêm kinh-hoàng này.

Hằng năm cứ đến đầu tháng mười, các học-sinh, nhất là những học-sinh mẫu-giáo và tiểu- học đã nôn-nao chuẩn-bị mừng Tết Halloween. Trẻ em đều thích mua hay đi hái bí-ngô tươi (pumpkin) để đem về đẽo làm lồng-đèn “Jack-o’-Lantern.” Chúng còn thích sắm trang-phục đặc-biệt để mặc và mua mặt-nạ đeo để hóa-trang thành quỉ hay con thú vào tối ngày Tết Halloween trong lúc đi đến từng nhà xin kẹo bánh, gọi là đi “trick-or-treating.”

Chính vì để hòa vào nếp-sống nơi định-cư với ý nghĩa “nhập-gia tùy-tục,” chúng ta hãy cũng nhau tìm-hiểu thêm về ngày “Tết Halloween” này.

1. Nguồn Gốc Tết Halloween

Tết Halloween bắt nguồn từ ngày lễ “The Celtic Festival of Samhain” của dân-tộc Celts. Dân-tộc Celts sống cách đây khoảng hai ngàn năm ở phần đất bây giờ gọi là nước Anh (Great Britain), Ai-Nhĩ-Lan (Ireland), và phía bắc nước Pháp (France). Tết của dân-tộc Celts nhằm ngày 1 tháng 11 dương-lịch. Buổi lễ “The Celtic Festival of Samhain” được tổ-chức vào tối đêm trừ-tịch, đêm trước của năm mới, tức là 31 tháng 10 dương-lịch để tưởng-nhớ và vinh-danh Thánh Samhain, vị chúa-tể cai- quản những linh-hồn người chết. Người Celts tin rằng Thánh Samhain cho phép các linh-hồn người chết trở về dương-thế thăm gia-đình và ăn tết vào đêm trừ-tịch trong ngày tết của họ.

Vào năm 43 dương-lịch, dân tộc Celts bị người La-Mã chinh-phục và cai-trị lãnh-thổ của họ mà ngày nay gọi là nước Anh (Great Britain) trong khoảng 400 năm. Trong thời-kỳ này, hai ngày Hội-Mùa-Thu của người La-Mã được tổng-hợp với ngày hội kỷ-niệm Thánh Samhain của dân-tộc Celts. Một trong hai ngày Hội-Mùa-Thu này có tên là Feralia được tổ-chức vào cuối tháng 10 dương-lịch để vinh-danh người chết. Ngày hội thứ hai dùng để vinh-danh Thần Pomona, tức là Nữ-Thần Hoa-Quả và Cây-Cối.

Tục-lệ đoán vận-mệnh tương-lai được sử-dụng trong trò-chơi thi nhau cắn quả táo treo ở đầu một sợi dây hay thi nhau cắn quả táo được thả trong chậu nước vào ngày lễ Halloween có thể do tục-lệ của hai ngày Hội-Mùa-Thu này mà ra.

Tên Tết Halloween lấy từ tên của ngày lễ “All Saints' Day” bởi vì ngày 31 tháng 10 được gọi là “All hallows' Eve.”

Nhà thờ Thiên-Chúa-Giáo lấy ngày 1 tháng 11 dương-lịch để thiết-lập Ngày-Các-Chư-Thánh (All Saints' Day). Ngày-Các-Chư-Thánh là một ngày linh-thiêng đã được những người theo đạo Thiên-Chúa tôn-trọng để vinh-danh các Thánh của đạo Thiên- Chúa, đặc-biệt đối với những Chư-Thánh không có ngày dành riêng để kỷ-niệm. Ngày Các Chư Thánh được tổ chức lần đầu tiên vào ngày 13 tháng 5 năm 609 (610?) dương-lịch khi Hoàng Đế Phocas tặng đức Giáo Hoàng Boniface IV ngôi đền cổ của người La-Mã để dùng làm nhà thờ.

Ở Anh trước đây, đêm Halloween đã từng được gọi là “Nutcrack Night” hay “Snap Apple Night” tức là một đêm dành cho gia-đình ngồi bên đống lửa hồng để nghe kể chuyện, ăn các hạt trái cây và ăn táo hay bôm.

Vào Ngày-Các-Chư-Thánh, những người nghèo đi ăn xin, tiếng Anh gọi là A-Souling, thường được người ta cho một thứ bánh gọi là bánh linh-hồn (soulcakes) với điều-kiện là những người ăn mày này phải cầu-nguyện cho người chết.

Khi người Tô-Cách-Lan (Scots) và người Ai-Nhĩ-Lan (Irish) đến định-cư ở Bắc-Mỹ, họ mang theo những phong-tục của họ. Tuy-nhiên, ở Bắc-Mỹ, Tết Halloween mới được thịnh-hành kể từ thế-kỷ thứ 18 trở đi mà thôi.

2. Phong Tục Trong Ngày Halloween

a. Trick-Or-Treating



“Trick-or Treating” được coi là một trò chơi chính của hầu-hết các trẻ em ở Bắc-Mỹ trong ngày Tết Halloween. Những trẻ em mặc các trang-phục hóa-trang và đeo mặt-nạ rồi đi từ nhà này qua nhà khác, gõ cửa để gặp chủ nhà và nói “trick-or-treat.” Câu này có nghĩa là: “Nếu muốn chúng tôi không chơi xấu thì hãy đãi chúng tôi cái gì đi.” Để tránh bị chơi xấu, chủ nhà đãi chúng kẹo, bánh-trái, và ngay cả cho tiền chúng nữa.

b. Gây Quỹ Cho UNICEF

Có những em học sinh, nhân ngày này, đi quyên-tiền gây-quỹ cho cơ-quan UNICEF. UNICEF là chữ viết tắt của United Nations International Children's Emergency Fund, một cơ-quan do Liên- Hiệp-Quốc thành-lập vào năm 1946 để giúp-đỡ các trẻ em trên toàn
thế-giới về thực-phẩm, thuốc-men, v.v. Các trẻ em mang hộp giấy có hai màu, màu da cam và màu đen, đã được Liên-Hiệp-Quốc công-nhận để đi quyên-tiền về nộp cho cơ-quan này hầu dùng vào việc cứu giúp trẻ em nghèo khó trên khắp thế-giới.

Cơ-quan UNICEF đã và đang cung-cấp những dịch-vụ căn-bản về y-tế, giáo-dục, đồ ăn, thức uống, và vệ-sinh cho trên 140 nước trên thế-giới. Có vào khoảng 2 triệu học sinh Canada mang hộp đi quyên-tiền cho UNICEF vào mỗi dịp Tết Halloween. Kể từ năm 1955, Canada đã gây-quỹ được tất cả là $58.3 triệu cho UNICEF. Có vào khoảng 55 phần trăm trẻ em tiểu-học ở Canada tham-gia mỗi năm vào việc gây-quỹ này trong dịp Halloween.

Theo mục “UNICEF” của tờ báo The London Free Press, số ngày 31-10-96, cơ-quan thống kê Angus Reid đã tiết lộ rằng có 85 phần trăm trong số những người được phỏng-vấn trên toàn lãnh-thổ Canada đã giúp cơ-quan UNICEF qua việc cho tiền trong dịp Halloween.

Sở-dĩ cơ-quan UNICEF dùng cái hộp có màu da cam và màu đen vì đây là hai màu tượng trưng cho Tết Halloween. Trang-phục trong ngày Halloween thường có hai màu chính là màu da cam và màu đen. Ta thấy quả bí pumpkin màu cam và con dơi màu đen cũng được coi là màu tiêu biểu cho Halloween. Người ta còn gọi ngày Halloween là ngày “Orange and Black Day.”

c. Biện-Pháp An-Toàn Cho Trẻ Em và Người Lớn trong Đêm Halloween

Đã có rất nhiều tai-nạn xảy ra trong Tết Halloween. Chính vì thế, người ta đã dự-trù kế-hoạch an-toàn cho trẻ em đi “trick-or-treating” trong ngày tết này bằng cách:

- Khuyên các em đeo băng phản-chiếu ánh-sáng lên quần áo để báo hiệu cho xe-cộ khỏi đâm vào hầu tránh tai-nạn.

- Nên mặc đồ hóa-trang ngắn gọn và khó bén lửa để tránh vấp ngã và khỏi bị cháy. Để tránh bị lạnh khi đi “trick-or-treating,” nên mặc quần áo thật ấm ở bên trong đồ hóa-trang.

- Nên vẽ mặt thay vì đeo mặt-nạ để tránh bị mặt-nạ che mất tầm quan-sát khi đi ở ngoài đường. Nếu đeo mặt-nạ trong khi đi thì nên đẩy mặt-nạ lên trán để dễ nhìn.

- Khi các em nhỏ đi “trick-or-treating,” các phụ-huynh nên đi theo. Nhớ mang đèn pin (flashlight), và chỉ đến các nhà nào có đèn sáng mà thôi. Nên cho trẻ ăn cơm chiều, ăn cho đỡ đói mà thôi, trước khi đi để tránh cảnh “bụng đói cật rét.” Khi đói và rét, trẻ em dễ bị cảm.

- Trẻ em chỉ nên đi “trick-or-treating” ở những nhà quanh hàng-xóm mà thôi.

- Chỉ đi vào nhà người ta bằng cửa trước và tránh dùng cửa hậu hay cửa bên hông nhà để tránh các bất-trắc xảy ra.

- Chỉ nên qua đường ở chỗ ngã-tư hay ngã-ba và tránh sang ngang đường ở khoảng giữa hay đi giữa hai xe đang đậu ở vệ đường và phải quan-sát kỹ hai chiều trước khi qua đường để tránh tai nạn xảy ra.

- Nhớ cho trẻ mang theo ít tiền trong túi và giấy tờ có biên địa-chỉ, số điện-thoại, và tên cha mẹ để phòng khi trẻ lạc thì có người giúp đưa về.

- Phụ-huynh dặn trẻ đừng nên ăn bất cứ thứ gì khi người ta cho mà phải đợi đến khi về nhà để cha mẹ xem xét kỹ trước khi ăn. Thấy những gói kẹo nào nghi-ngờ có gì bất thường, phụ-huynh có thể đến nhà thương để nhờ kiểm-soát lại bằng quang-tuyến X. Có nhiều nhà thương họ làm chuyện này miễn-phí và họ khuyến-khích dân-chúng cứ lại nhờ nếu cần. Nếu có muốn ăn kẹo bánh người ta cho trong lúc đi đường, chỉ ăn những kẹo bánh còn nguyên trong gói để tránh ngộ-độc.

- Khuyên các chủ nhà phải cẩn-thận đề-phòng hầu tránh bị kẻ bất-lương lợi-dụng dịp Halloween để ăn-cướp và bắt-cóc trẻ em. Để đèn ở trước cửa nhà cho sáng, khóa xe và khóa cửa nhà để xe (garage). Nếu thấy gì khả-nghi, phải báo ngay cho cảnh-sát.

- Nếu phụ-huynh không đi “trick-or-treating” với trẻ, phải biết rõ lộ-trình chúng định đi để theo-dõi khi cần. Nhắc trẻ phải chịu trách-nhiệm về mọi hành-động của chúng.

- Nên để ý kiểm-soát sinh-hoạt của con em ở tuổi vị-thành-niên trong đêm “Devil's Night,” 30 tháng 10, để ngăn-ngừa các em khỏi đi tụ-họp làm các việc phạm-pháp.

d. Đèn Bí-Ngô “Jack-O’-Lantern”



Trong ngày Tết Halloween hiện nay, mỗi nhà thường trang-trí cây đèn-lồng làm bằng quả bí-ngô pumpkin. Người ta mua những quả pumpkin về khoét rỗng ruột, đẽo vỏ ngoài thành hình một cái mặt có đủ mắt mũi mồm để khi đốt nến (đèn cầy) bên trong, ánh-sáng có thể tỏa ra giống như cây đèn. Cây đèn làm bằng quả bí pumpkin trong ngày Tết Halloween được gọi là Jack-o'-Lantern. Có nhiều người mua cây đèn Jack-o'-Lantern làm bằng nhựa màu vàng da cam có bán sẵn ở các cửa tiệm.

Ngày xưa ở Anh và Ai-Nhĩ-Lan, người ta dùng củ cải đỏ, khoai tây và củ cải tây để làm lồng-đèn trong ngày Tết Halloween. Sau khi phong-tục này được du-nhập vào Bắc-Mỹ, những quả bí-ngô pumpkin mới bắt đầu được sử-dụng làm lồng đèn như hiện nay.

Theo chuyện thần-thoại Ai-Nhĩ-Lan, Jack-o'-Lantern là biệt-hiệu của một người đàn ông tên là Jack. Anh Jack này khi chết không thể lên thiên-đàng vì lúc còn sống anh là người bần-tiện và bủn- xỉn. Anh ta cũng không thể xuống địa-ngục vì anh ta đã chế-riễu quỉ-sứ
ma-vương. Kết-quả là linh-hồn anh chàng Jack phải đi lang-thang trên dương-thế với cái đèn lồng cho đến Ngày Phán Xử (Judgment Day).

Theo sách Tân-Ước (New Testament), Ngày Phán-Xử là ngày tận-cùng của một thời-đại. Theo Gospels và sách Book of Revelation, vào ngày này quả đất và bầu trời ở trong tình-trạng ồn-ào hỗn- độn, người chết trỗi dậy từ những nấm mồ, và Chúa Jesus hiện ra để phán-xử tất cả những người sống cũng như người chết. Trong việc phán-xét hạnh-kiểm của họ, Chúa xem xét những hành-động mà con người đã làm cho nhau, cả điều tốt cũng như điều xấu.

đ. Tục Bói-Toán Bắt Nguồn Từ Tết Halloween

Một vài cách bói-toán để đoán tương-lai đã có ở Âu-Châu từ hàng trăm năm trước đây đều bắt nguồn từ Tết Halloween mà ra. Chẳng hạn những vật như đồng tiền xu, cái nhẫn, và cái đê (cái đê dùng để đeo ở đầu ngón tay trong khi khâu cho kim khỏi đâm vào) được đem bỏ vào bánh nướng hay đồ ăn khác. Người ta tin rằng trong khi ăn, nếu ai ăn nhằm phải cái bánh trong có đồng tiền xu sẽ trở nên giầu sang, gặp cái nhẫn sẽ sớm có vợ hay chồng và gặp cái đê sẽ ở góa suốt đời.

Ngày nay, ngoài cách bói-toán cổ-truyền trên, người ta còn dùng phương-pháp bói bài Tây hay xem chỉ bàn tay để đoán tương-lai trong Tết Halloween.

e. Các Tục Lệ Khác Của Ngày Tết Halloween

Tục cắn quả táo ở trong chậu nước có lẽ được bắt đầu ở Anh. Ngày nay người ta còn gắn tiền vào quả táo để tưởng-thưởng thêm cho ai cắn được quả táo. Nhiều người còn tin là vào ngày Tết Halloween, ma-quỉ đi lang-thang khắp nơi trên dương-thế và các mụ phù-thủy cũng họp nhau vào ngày 31 tháng 10 dương lịch. Đối với những người không tin ma-quỉ và phù-thủy, họ vẫn coi những trang- phục có vẽ hình dáng mụ phù-thủy và ma-quỷ là tượng-trưng cho Halloween.(Sưu tầm từ Internet)

28 tháng 10, 2008

FOR ME!

(nghịch lý cuộc đời vakt1.net)

Đã tự hứa với lòng là sẽ luôn sống lạc quan vui vẻ, và sẽ diễn thật đạt cho vai diễn một anh chàng vui tính trong sân khấu đời này vì mình đã trót nhận vai diễn, thậm chí rất bưucj mình khi thấy nhiều người cứ kêu chán đời, suốt ngày than thở...Nhưng rồi, cuộc đời làm sao tránh khỏi những lúc mất phương hướng, cảm thấy bế tắc, chán nản và tuyệt vọng...Nhất là những lúc một mình đối diện với chính mình...Gặp bạn bè thì vẫn vui vẻ, lúc nào cũng cười đùa, nhưng có lẻ ai cũng có những nổi buồn muốn dấu, có lẻ vì không thể chia sẽ hoặc cũng có thể là do không muốn làm người khác mất vui vì mình...Vẫn biết rằng sau cơn mưa trời sẽ sáng, nhưng có những lúc gặp những ngày bão tố, những ngày mưa kéo dài thật dài thì ngày mình càng mất niềm tin vào ngày mai, không biết ngày mai rồi có đến hay không???...Nhiều lúc không biết mình đang sống hay là đang tồn tại nữa?

Và một người bạn gởi cho mình bài thơ này, đọc xong cảm thấy rất phấn khởi và nhẹ nhõm....Cám ơn nhé người bạn của tôi! Ừm, vậy thì hãy cố lên nha Công!!! Hãy như con sông, hãy như cây xanh kia nhé...!!! Và hãy cám ơn cuộc đời đã cho ta cơ hội để ta nhận ra ta...

"Dù đục, dù trong con sông vẫn chảy,
Dù cao, dù thấp cây lá vẫn xanh,
Dù kẻ phàm tục hay kẻ tu hành,
Đều phải sống từ những điều rất nhỏ.
Ta hay chê cuộc đời méo mó,
Sao ta không tròn tự trong tâm?
Đất ôm cho những hạt nảy mầm,
Nhưng chồi tự vươn lên tìm ánh sáng.
Nếu tất cả đường đời đều trơn láng,
Thì chắc gì, ta nhận ra ta?"
(Cuộc đời là chặng đường vô tận mà ta bước mãi để đi tìm ý nghĩa của nó để ta biết hạnh phúc của cuộc đời là gì! smg.photobucket.com)

15 tháng 10, 2008

MỘT NỬA CỦA TÔI ƠI! EM LÀ AI?EM Ở ĐÂU?

Bạn bè lâu này gặp nhau, hay thậm chí là này nào cũng gặp nhau, cứ gặp nhau là hỏi thăm "có người iu chưa?". Có khi trong một ngày "bị", (hay là được cũng ko bít nữa) hỏi thăm như vậy đến 3, 4 lần. Thằng bạn mình ngày xưa học cực kì giỏi hùng hổ tuyên bố, “đàn ông sự nghiệp là trên hết”, thế mà bây giờ cũng đã rút lại lời nói ấy và tuyên thệ “nhưng tình yêu còn trên cả sự nghiệp”. À thì ra, chuyện có người iu vô cùng quan trọng, rất rất quan trọng nên luôn được mọi người quan tâm...Mà nghỉ lại thấy cũng đúng, ông bà ta ngày xưa chẳng dạy "trai khôn lấy vợ, gái lớn gả chồng" là gì? Mình 23 tuổi rồi, cũng lớn rồi chứ đâu phải nhỏ...??? Thậm chí trong Kinh thánh của đạo Thiên Chúa cũng có nói "đàn ông ở một mình không tốt". Vì thế cho nên, sau khi tạo dựng nên Adam, Thượng Đế đã lấy xương sườn của ông để tạo nên ngơời phụ nữ. Nói xin lổi chứ! Theo quy luật tự nhiên, con đực và con cái phải tìm kiếm nhau để kết hợp với nhau thành một cặp thôi. Ừm! vậy thì, theo lời Chúa dạy, theo ông bà khuyên, theo bạn bè bảo...và cả theo quy luật tự nhiên nữa...thì mình đều phải nên tìm một nửa cho mình (tất nhiên là phải trừ những người vì một lý tưởng nào đó mà ko lập gia đình).

Nhưng mà hình như mình thuộc típ người gọi là "khó iu" hay sao ấy! Người thích mình cũng có, mà người mình thích cũng có, nhưng mà vẫn chỉ là thích thôi...chấm hết! Nhìn thấy mấy đứa sinh viên như mình hồi ở KTX, chúng nó sao mà dể yêu đến thế, hẹn hò, làm quen hai ba lần thế là thành tình nhân...là nắm tay đi dạo vòng vòng trong KTX...Dể yêu đến thế sao? Mình sợ nó sẽ khó mà bền được, đó có phải là yêu vội? Hay là tại mình quá khó yêu, với mình tình yêu phải là một cái gì đó thiêng liêng lắm cơ! Mình nhớ hồi đó mình có nói, “mình muốn người mà mình hôn đầu tiên cũng sẽ chính là mẹ của những đứa con của mình" (tức là vợ của mình ấy!!!), tất nhiên nếu được như thế thì quá tuyệt vời rồi phải ko?

Hichic! Mình thật là lạc hậu quá phải không? Trong khi mấy đứa 9X bây giờ đã yêu nhau hà rầm...Có đứa bảo mình quá bảo thủ, cổ hủ, quá củ chuối, rồi quá hai lúa...Vì vậy, có đứa lại muốn làm mai bạn nó cho mình nhưng mình lại không thích chuyện mai mối, vì tin rằng đã là duyên phận thì thế nào rồi cũng sẽ gặp nhau thôi! Vì mình vốn khó yêu mà, mình tôn thờ tình yêu thiêng liêng mà!

Và vì thế cho nên, mình vẫn chưa gặp được một nửa của mình! Và nhiều lần thấy mấy đứa bạn dẫn người iu của nó đến giới thiệu, mình vẫn thường hay tự hỏi “một nửa của tôi ơi! Em là ai? Em ở đâu? sao tôi và em vẫn chưa gặp được nhau.” Hơn 6 tỉ người trên hành tinh này, ai là một nửa của tôi? và tôi là một nửa của ai? Và đến bao giờ chúng ta gặp nhau...??? và rồi tôi sẽ chờ, vẫn chờ cho đến một ngày hai nửa chúng ta gặp được nhau, vì tôi biết rằng ở đâu đó, một nơi nào đó, em cũng đang đi tìm tôi...Và chắc chắn rồi chúng ta sẽ gặp nhau phải không em?

Chợt nhớ đến bài thơ “Tôi Đi Tìm Tình Yêu” của Q.Vinh:

Tôi đi tìm cái nửa của tôi
Mãi đến bây giờ tôi chưa tìm thấy
Tình yêu của tôi ơi! Em là ai vậy?
Để tôi đi tìm tìm mãi tên em
Chiều dần buông thành phố vào đêm
Ngọn cỏ, đường cây, từng đôi ríu rít
Họ may mắn hơn tôi hay là họ không cần biết
Cái nửa của mình hay cái nửa của ai?
Tôi đi tìm cái nửa của tôi
Và có thể một đời tôi không tìm thấy
Nếu chẳng có em tôi đành sống vậy
Không lấy cái nửa của ai làm cái nủa của mình
Cái na ná tình yêu thì có trăm nghìn
Nhưng đích thực tình yêu chỉ duy có Một
Nhưng nhiều khi lầm tưởng mình đã gặp
Nửa của mình nhưng nào phải của mình đâu
Không phải của mình không phải của nhau
Thượng Đế ơi! Đừng cho con lầm tưởng
Bởi con biết khổ đau hay vui sướng
Là đúng sai trong tìm nửa của mình
Tôi đi tìm em vâng tôi đã đi tìm
Và có lẻ trên đời này đâu đó
Em cũng đi tìm tôi và tìm tôi như thế
Chỉ có điều là chưa nhận ra nhau. (QV)

Một ngày nào đó, rồi chúng ta sẽ nhận ra nhau phải không em???

13 tháng 10, 2008

Mừng TN Kaka!12/10/08


Hôm wa, chính xác là ngày chủ nhật 12/10/2008. Ku Hồng (cựu danh thủ lớp 12A4, với biệt danh Kuku) chính thức nhận quyết định chấm dứt hợp đồng lao động không công mà còn phải nộp tiền ngu cho trường ĐHKT. (Chắc chắn là danh thủ này rất mừng vì được được chuyển sang đá cho CLB ACB United, và cũng hi vọng là Kuku sẽ làm nên vài vụ Scandal ở CLB mới này).

Trước đó...Đúng 8h sáng, bạn Vương từ ĐHNL Thủ Đức xa xôi với toàn là rừng rú và thú dữ đã tất tưởi khăn gói lên xe buýt số 6 đến Cầu Thị Nghè để chờ bạn Công. Nghe đâu để đến được điểm hẹn là Cầu Thị Nghè đúng 8h, bạn vương nhà ta đã phải thức dậy từ 6h sáng...8h 15p, bạn Công mới đến địa điểm hẹn, thì nghe bạn Vương kể lại, chỉ chờ 15p trên cầu TN thui, mà có quá trời em hỏi thăm "đi chơi không anh?", khiếp! Thời buổi loạn lạc, con gái gì mà lại ghê...thế ko bít??? Hay là tại ku cậu hợi bị đẹp zai nên nhìu em hiểu lầm....ko bít nữa...!!!

Địa điểm hẹn thứ 2 là ĐHBK, vì ở đó có 2 chiến hữu Quang và Huyên đang chờ. (Cũng xin chú thích thêm, 2 cầu thủ này bình thường rất hay cải nhau nhưng lại ko thể thiếu nhau mổi khi đi đâu...???)...

Địa điểm tập kết thứ 3 là Nhà Hành Phong lan -Lý Thường Kiệt...Đến nơi thì Siêu mẫu Ngọc Vỹ và Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã có mặt từ lúc nào...Sau một hồi trao đổi, hỏi thăm theo thủ tục thì nhóm các Boy quyết định sẽ đi uống nước mía...vì hội trường ko đủ chổ, và vì ko bít galang, thế nên 2 nữ cầu thủ giận, ko chịu đi mà ngồi lì ở trước Hội trường ăn vạ...Đúng là Lì thiệt!!! À, quên, khi hội ý là có nên mua hoa tặng cho Kuku ko? thì Cầu thủ Vương có một ý kiến rất hay thế này "thôi, để tiền mua bia đi, một bó hoa hơi đẹp đẹp một chút cũng mua được nữa két bia rồi'...cả đám thấy thằng này hơi thực dụng nhưng mà được cái có lý, thế nên nhất trí liền...kaka!

Tại Hội nghi bàn tròn (hay vuông cung ko nhớ nữa) trên vỉa hè, đường LTK, các đề tài từ chính trị xã hội như Vedan, giá xăng, đến Văn hóa- nghệ thuật như "sự kinh khủng của nhạc trẻ", cho đến chuyện đời tư của từng anh em trong CLB 12A4 củ được đem ra mổ sẻ...Mục đích là chỉ để câu giờ thui...

Sau khi đã bàn xong các vấn đề lớn lao...Nhóm 4 thằng lại quay về Nhà hàn PL...Đúng lúc này Kuku cũng vừa ra, mặt mủi rất là hớn hở như trong ngày cưới vậy...Một bên thì anh em, gia đình, một bên thì bạn bè chiến hữu đang giag rộng vòng tay để chúc mừng kuku được chấm dút hợp đồng ở ĐHKT và chuyển sang CLB mới, thế là bắt đầu màn chụp ảnh bắt đầu...Hôm nay mình làm phó nháy...chụp liên tục, mỏi cả tay...

Và sau màn chụp hình lưu niệm với cầu thủ Kuku thì bắt đầu nghe "kêu trong cái bụng", "bao tử vẩy gọi" thế là cả đám tập kết ở Làng nướng NB...để nạp năng lượng cho cơ thể trước chuyến đi ko bít khi nào về...Theo cầu thủ Kuku thì lể TN chỉ có một lần trong đời, nó cũng tương đương như đám cưới vậy, mà lại được cái là tối nay ko phải "động phong wa chúc" cho nên cứ nhậu thoải mái...Kaka! Cái này thì dc anh em vô cùng ủng hộ...

Rời LNNM trên đường CMT8, Kuku lại dẫn các chiến hữu đến cà phê Hoa nắng đóng trên địa bạn đường Châu thới...Vừa vào quán, cả bọ đã tia ngay bộ bàn ghế nằm trên một cái cây to, thế là chẳng ai bảo ai, tất cả xông lên chiếm giữ chổ của mình....Tại đây, diễn ra 'Hội Nghị 8" kéo dài đến5 tiếng đồng hồ, chiến hữu nào cũng có vẻ mệt mõi nhưng mổi khi chuyển sang đề tai "nhạy cảm nhất" là anh nào cũng vô cùng hào hứng, ngay cả Anh Duy, bình thường im thin thít mà mổi khi rà trúng đài này thì cùng nhảy vào tham gia ngay...Cho nên dù cho nói cái gì, ở đâu, thì cuối cùng cũng quay về với "chủ đề nhạy cảm" được nhìu người hâm mộ...À, quên nữa, 2 cầu thủ chơi cùng cánh là Quang và Huyên suốt buổi ko lúc nào ngừng cải lộn, đúng là 2 đứa này vui tính thật, mình mà có đủ tiền là mình đã mua 2 đứa nó về "nuôi" rồi, suốt ngày nghe tụi nó cải lộn cũng đỡ bùn, ít nhất là trong thời gian thât nghiệp này...!!! kaka!

Đúng 18h cùng ngày cả bọn tạm thời chia tay, nghe đâu tháng 11, các chiến hữu lại tụ tập ở trường ĐHKHXH&NV để mừng bạn Công được chấm dút Hợp đồng với trường thì phải (thông tin hành lang, chưa được kiểm chứng!)

Đúng là bạn bè lâu ngày ko gặp, vui thật...!!!

10 tháng 10, 2008

Đôi Điều Về Vai Trò Người Công Giáo VN Hiện Nay


Đôi điều suy tư về vai trò của người công giáo Việt Nam trong tình hình hiện nay

Vụ việc Thái Hà và Toà Khâm Sứ trong thời gian vừa qua không chỉ đơn thuần là việc đòi lại đất cho Giáo Hội mà còn là việc đòi lại công lý cho người dân. Người dân đa số sống trong cảnh nghèo hèn, khổ cực, bị áp bức, bị bóc lột; cán bộ thì tham nhũng, hách dịch, cửa quyền, quan liêu ... Đó không chỉ là “sự tha hoá, biến chất trong một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên” như Đại Hội Đảng lần thứ 10 đã nhận định, mà đó là sự suy đồi nghiêm trọng về đạo đức, nhân cách, lối sống của cả một hệ thống cơ chế từ trên xuống dưới. Nếu dùng một từ ngữ nào thật phù hợp để gọi tên cho chế độ xã hội này, thì có lẽ, cụm từ mà cách đây hơn hai ngàn năm, chúa Giê-Su đã dùng để gọi những kẻ đạo đức giả hình và độc ác là “những mồ mả tô vôi” thích hợp hơn cả, bên ngoài thì đẹp đẽ nhưng bên trong thì xấu xa, thối nát.

Như trên đã nói, cuộc đấu tranh của giáo dân, các linh mục, giám mục ở Thái Hà, Toà Khâm Sứ nói riêng và của cộng đoàn người công giáo Việt Nam nói chung vượt qua ranh giới của một cuộc đòi đất bình thường mà đó là cuộc đấu tranh đòi công lí, đòi thực hiện nhân quyền. Qua cuộc đấu tranh đó, chỉ rõ những bất công mà người dân phải chịu đựng, những phi lí đang tồn tại trong xã hội hiện nay. Thế nhưng, tại sao cuộc đấu tranh đó lại không được sự ủng hộ của phần đông những người ngoại giáo đang chiếm một số lượng đông đảo trên đất nước ta?

Tôi còn nhớ, khi vụ việc Thái Hà đưa lên Ti vi trong những tin tức thời sự nóng hổi, có người ngoại giáo đã nổi xung “Giáo dân muốn ăn cướp đất à?”. Khi câu nói của TGM Ngô Quang Kiệt bị cắt xén, đưa lên truyền hình để công kích, nhục mạ Người, có người bảo tôi “Sao ông cha ấy lại ăn nói như vậy chị nhỉ? Em nghe mà thấy hết sức phẫn nộ”. Còn sinh viên ngoại giáo thì cho rằng câu nói của TGM đã gây sự phản cảm cho nhiều người trong số họ ...

Đi tìm nguyên nhân cho vấn đề này, thiết tưởng, lá “thư chia sẻ của một cán bộ nhà nước” kí tên là HTH trên VietCatholic News ( thứ Hai 22/09/2008 ) đã nói rất khách quan và sâu sắc. Tác giả đã chỉ ra những lí do cơ bản như: Nhà nước nắm một hệ thống hùng hậu cơ quan thông tin đại chúng nên người dân không có điều kiện tiếp cận thông tin đa chiều, đa số người dân Việt Nam không có thiện cảm với người Công Giáo do không có điều kiên tiếp xúc và bị hệ thống tuyên truyền Nhà Nước nhồi sọ liên tục hàng mấy chục năm về những điều xấu của người Công Giáo..., cơ quan thông tin Nhà Nước đã thành công trong việc tách riêng cộng đồng Công Giáo, tạo cảm giác yêu sách của họ như là yêu sách của một nhóm quyền lợi nào đó xa rời nhân dân, liên quan mật thiết với ngoại bang...

Tác giả HTH đã chỉ ra cái nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự kì thị của người ngoại giáo với người Công giáo trong xã hội chúng ta. Có thể xem đó là những nguyên nhân khách quan. Bên cạnh đó, theo tôi, một nguyên nhân chủ quan không kém phần quan trọng, đó chính là cách sống của người Công Giáo Việt Nam. Người ngoại giáo hiểu về đạo Công giáo không phải qua Kinh Thánh, qua các Lề luật, các điều răn... mà là qua cách sống của người Công Giáo. Chính cách sống đó diễn tả khuôn mặt của Đức Ki-Tô, của Giáo Hội ở trần gian. Liệu cách sống của người Công giáo hiện nay có giới thiệu được khuôn mặt Tình Yêu của Thiên Chúa cho mọi người? Hay là giới thiệu một khuôn mặt méo mó về Người? Trong cuộc sống của người Công giáo, có sự tồn tại của ganh ghét, đố kị, hiềm thù lẫn nhau trong chính cộng đồng người Công giáo với nhau; có những gia đình Công giáo đã đánh mất thuần phong mỹ tục, nền nếp gia phong; có những đứa con bất hiếu, đối xử tệ bạc với cha mẹ mình; có những người cha, người mẹ làm gương mù, gương xấu cho con cái như bất hoà bất thuận, chửi mắng lẫn nhau...; có những người cha bê tha rượu chè, đánh đập vợ con...; có những người làm những việc vi phạm đức công bằng trong xã hội...

Rõ ràng, cộng với những nguyên nhân khách quan trên, cái nguyên nhân chủ quan đó góp phần tạo thêm một khoảng cách trong sự hiểu biết, đồng cảm của người ngoại giáo với người Công giáo, khiến cho con đường đi đến Công lý của chúng ta gặp nhiều khó khăn, trở ngại. Nó làm cho cuộc đấu tranh của chúng ta thiếu đi sự đoàn kết dân tộc - một yếu tố mà nếu không có chắc chắn sẽ khó đi đến thành công.

“Thiên Chúa là Tình Yêu. Thiên Chúa là Đấng Chân Thật ”. Đó là gương mặt Thiên Chúa mà người Công giáo phải có nhiệm vụ giới thiệu về Người. Yêu thương là tha thứ. Yêu thương là hi sinh. Nhưng không có nghĩa là nhẫn nhục, là im lặng trước những bất công, những điều vô lí. Lên tiếng để đấu tranh cho Công Lý, đó cũng là hi sinh, đó chính là biểu hiện của tình yêu thương. Vậy, cách sống của người Công giáo chúng ta phải như thế nào để người ngoại giáo họ hiểu, họ tin vào việc làm của người Công giáo và họ nhận thức được rằng người Công giáo có đấu tranh cũng vì một mục đích, một lý tưởng cao đẹp.

Khánh Vân (theo dcctnv.net)

Baby Cute


Hôn một cái đi rùi tớ tặng hoa cho...keke!



Anh nguyện làm thằng hề cho em suốt đời









Này, muốn gì???Ám sát ta hả, ta tự tắm được mà!!!



Trời ơi, tập từ hồi mới đẻ tới giờ mà mới hít được có mấy trăm cái hà, chán ghê!!!

Ai là kẻ chiến thắng???

Ê, bác chụp hình ơi, chụp xong chưa, lẹ lên để tụi tui còn động phòng wa chúc nữa chứ...!!!

9 tháng 10, 2008

Những Bóng Ma Trên Sàn CATWALK

NHỮNG "BÓNG MA" TRÊN SÀN CATWALK



Nhà thiết kế Martin Margiela đã khiến khán giả tại Tuần lễ thời trang Paris cũng không khỏi hoảng hốt khi các người mẫu trong bộ dạng “ma thuật” không thấy mặt, chỉ thấy người, sải chân trên sàn catwalk.(Sưu tầm từ Internet)...Thật kinh khủng phải ko mọi người...Xem xong hy vọng mọi người ngủ sẽ ko gặp ác mộng...

Những người mẫu trình diễn các thiết kế của Martin Margiel chùm khăn phủ kín mặt và đội tóc giả. Tuy nhiên, họ vẫn giữ thăng bằng và đi phăng phăng trên sàn diễn mà không hề xảy ra sự cố.

Vốn nổi tiếng là “người đàn ông vô hình” của ngành công nghiệp thời trang, nhà thiết kế người Bỉ Martin Margiela hiếm khi tham gia các cuộc phỏng vấn và cũng không bao giờ xuất hiện trên sàn catwalk. Hầu như mọi thông tin liên lạc đều tiến hành qua máy fax.

Có lẽ Martin Margiela là người “bí hiểm”, thích bùng nổ ý tưởng trong kiểu trang phục “bóng tối” để chứng minh cho khán giả thấy rằng quần áo còn “vĩ đại” hơn nhà thiết kế.

Margiela cũng muốn chọn người mẫu “đeo mặt nạ” như vậy, khiến họ giống như ma-nơ-canh, để nhấn mạnh rằng các mẫu thiết kế mới là quan trọng chứ không phải ở người nổi tiếng.




































8 tháng 10, 2008

For MY Friends!!!

Cho những người bạn của tôi!

glow_max || glow_size



Tại sao bạn lại lo lắng ?
Trong cuộc sống , có 2 điều bạn phải lo lắng :
Một là bạn mạnh khoẻ
Hai là bạn ốm yếu .
Nếu bạn mạnh khoẻ ,
thì sẽ không có gì để lo lắng .
Nhưng nếu bạn ốm yêu ,
bạn sẽ có 2 điều để lo lắng :
Một là bạn sẽ hồi phục trở lại
hai là bạn sẽ bệnh nặng và qua đời .
Nếu bạn hết bệnh ,
thì không có gì để lo lắng cả .
Nhưng nếu bạn qua đời ,
bạn sẽ lại có 2 điều lo lắng nữa :
Một là bạn sẽ lên thiên đàng
Hai là bạn sẽ xuống địa ngục .
Nếu bạn lên thiên đàng ,
thì sẽ không phải lo lắng rồi .
Nhưng nếu bạn bị xuống địa ngục ,
bạn cũng sẽ rất bận rộn , vì bạn sẽ gặp và bắt tay các bạn bè mình ở dưới đó ... hihi,
bạn sẽ không có thời gian để lo lắng nữa !
Vậy thì tại sao bạn phải lo lắng , đúng không ?

Hãy vui lên !

Do not cry if the Sun sets at the end of the day, because the tears will not let you enjoy the beauty of the Stars.

Đừng khóc khi mặt trời lặn vào giờ tàn của một ngày , bởi nước mắt sẽ làm bạn không thể tận hưởng vẻ đẹp của những vì sao ( bông của anh )


Bức Ảnh Gây Nhiều Tranh Cải...


1 Bức Ảnh Gây Nhiều Tranh Cãi !


Bức sơn dầu “Bắc Kinh 2008” đang được trưng bày tại Triển lãm nghệ thuật New York. Năm 2008, Bắc Kinh sẽ đăng cai tổ chức Olympic Games. Bức tranh này cũng miêu tả một Game truyền thống của Trung Hoa là Mạt chược. Nhiều dư luận ở Trung Quốc và Đài Loan cho rằng, những cô gái trong tranh đại diện cho những thế lực cạnh tranh trong cuộc chơi toàn cầu hoá đầu thế kỷ 21 mà tâm điểm là Trung Quốc.



Cách giải thích thứ nhất in trên tờ Nam Phương Châu Báo thì cho rằng: Chân dung người treo trên tường ở góc trái tranh, nếu nhìn kỹ sẽ thấy vừa quen vừa lạ. Phóng to bức tranh lên sẽ thấy là hàm râu Tôn Trung Sơn, đầu trọc của Tưởng Giới Thạch, nét mặt trên mặt tiêu chuẩn của Mao Trạch Đông. Đó là bức chân dung khái quát cả một trăm năm lịch sử của Trung Quốc, hoặc có thể coi đó là toàn bộ chân dung của chủ nghĩa Dân chủ cũ và chủ nghĩa Dân chủ mới của Trung Quốc.
Phong cảnh sau cửa sổ: ngoài trời đen đặc mây vần vũ, mờ mịt như cục diện trên eo biển Đà i Loan. Trung tâm của bức tranh là bốn cô gái đang đánh Mạt chược, một cô đứng ngoài biển Thái Bình Dương ngóng vào cuộc chơi của những “ông lớn”, trên thực tế, trong cuộc chơi bốn người ấy, Đài Loan không có phần tham dự.



Thế cục ván Mạt chược của hai cô gái tóc vàng và hai cô gái tóc đen, Trung Quốc và Mỹ là hai tay chơi chính đối diện nhau, Nga và Nhật chỉ là vai phụ, vai trò của từng người chơi rất rõ ràng. Phục sức của bốn mỹ nữ đại diện cho thực lực của họ, nước Mỹ phía trên áo quần long trọng nhất, nhưng nửa dưới mát mẻ, chứng tỏ trên võ đài Mỹ là thế lực mạnh mẽ nhất, nhưng dưới võ đài thì trần trụi. Trung Quốc trên cuộc chơi có vẻ tay không, chẳng áo mão gì, nhưng thực tế thì là tay chơi lắm đòn nhiều công lực nhất. Nhật Bản không một mảnh vải che thân, không thế lực, và Nga chỉ có một miếng vải che.



Trên bức hoạ này, Trung Quốc quay lưng, không lộ sắc mặt, nhưng chính là người quan tâm nhất đến ván Mạt chược, sau lưng Trung Quốc giấu hai quân, và đang lén lút trao đổi quân với Nga. Nhật đang mê mẩn với chính mình, Nhật là người chơi ngốc nhất trong cuộc, vừa nhìn thế cuộc vừa cảm thấy tự mãn. Nga đang nằm ngửa, gác chân lên Mỹ, bài của Nga là con Tướng Công, nói lên rằng Nga chẳng quan tâm chuyện thắng thua nà y, cũng không muốn chơi tiếp, nhưng Nga trên bề mặt thì dây mơ rễ má cùng Mỹ, dưới hậu đài thì bí mật đi đêm cùng Trung Quốc, hẩy cho Trung Quốc những con bà i riêng. Còn Mỹ thì lại đang nhìn đến Đà i Loan, tay đặt sau gáy vặn eo, như thể Mỹ đã mệt và mỏi, Mỹ đang cân nhắc xem có đáng để chơi tiếp hay không, chứ không phải là suy nghĩ xem làm thế nào cho thắng.



Đài Loan vô cùng chăm chú tới cuộc chơi, bê trên tay đĩa trái cây như những lợi ích thực tế, nắm dao lộ liễu. Quần áo của Đà i Loan là kiểu y phục Trung Quốc, ngầm ý rằng Đài Loan mới đích thực là những giá trị Trung Hoa chính thống. Còn Trung Quốc chỉ xăm phượng rồng trên da, chứ trang phục đã thành đồ Tây cả rồi, nói lên xu hướng phương Tây hoá của Trung Quốc.


Trong tranh, Mỹ dường như không nhìn vào bài của mình, nhưng thực tế đang nhìn một lá bài khác, đó là Đài Loan.



Một nguồn tin từ tạp chí khác của TQ thì nhận xét: Người con gái Trung Quốc đang chạm quân Đông Phong, chỉ có ý rằng ta đang là “Đông” (tức là chủ nhân của tình thế). Nga đang lợi dụng lúc Mỹ Nhật lơ đễnh, lén lút trao quân bài cho Trung Quốc, thời khắc nà y là lúc họ đang “đi đêm”, và trên ván mạt chược của Nga rõ ràng thiếu đi một quân.



Đài Loan ở bên rõ ràng phát hiện thấy màn kịch hậu trường, Nga hậu thuẫn cho Trung Quốc trong thế cuộc này, và Mỹ, thông qua việc quan sát gương mặt Đài Loan để phát hiện được phần nà o động tĩnh. Trên thực tế, cả Mỹ lẫn Nga đều đang “đi đêm” với thủ đoạn riêng và mục đích riêng.



Trong khi Mỹ còn nhìn Đài Loan với gương mặt vừa quan tâm vừa suy nghĩ xem không biết nên làm gì với “nhỏ” này thì Đài Loan chỉ muốn nói rằng, con dao nhỏ là năng lực phòng vệ của tôi, đừng ai động đến quyền lợi của Đài Loan.



Một giải thích khác từ báo chi Phương Tây: người xăm phượng hoàng trên lưng là Trung Quốc, nhưng lại mặc đồ phương Tây. Phải đây là ám chỉ Trung Quốc giờ đây “Học chữ Hán để lấy lễ còn học Tây học để hữu dụng”?



Mây mù vần vũ ngoài cửa sổ như tình thế u ám giữa hai bờ biển Đài Loan, Trung Quốc, nơi thế cờ này được bà y ra giữa bốn bên rình nhau. Quyền lợi đan xen giữa Trung Mỹ Nhật Nga quá phức tạp, và Nhật chỉ nhăm nhăm lợi ích cho bản thân mình.



Phương Tây thường nhìn nhận chính phủ Dân quốc của Quốc dân đảng Đài Loan như một chính phủ Dân tộc chủ nghĩa, bởi thế tấm áo khoác lên Đài Loan là áo yếm truyền thống. Và năm 2008, lập trường của Đài Loan vẫn là Dân-Quốc chứ không phải đòi độc lập thà nh Đài – Loan - Quốc. (Điều nà y tôi cho là phù hợp bởi trong cuộc tổng tuyển cử bầu tổng thống Đài Loan năm 2008, ứng cử viên nhiều cơ hội nhất là Mã Anh Cửu của Quốc Dân Đảng với chủ trương ôn hoà , dân tộc và phát triển).



Nhìn tình huống trên bức tranh “Bắc Kinh 2008”, thấy Nga đã ngả về Trung Quốc, và Mỹ càng chơi giằng co càng nhiều rủi ro.



Riêng Trung Quốc, đang hy vọng cố già nh phần thắng bằng mọi cách, bằng cạnh tranh, bằng đi đêm, bằng thủ đoạn. Nhưng tôi tin Mỹ thắng ván cờ châu Á, bởi ai thua người đó đã… cởi dần từng cái áo rồi.



Và ván Mạt chược phương Đông vần quanh Trung Quốc Đà i Loan nà y, có thể là ván cuối, lại có thể là khúc dạo đầu của một cục diện mới.(Onevn.net)

5 tháng 10, 2008

TIN VUI CHO CÁC BLOGGER VN !!!

CÓ CẦN PHẢI NHƯ THẾ KHÔNG???

NGAY TỪ BÉ ĐÃ ĐƯỢC DẠY CHO BIẾT GIẢ DỐI

Mời các bạn xem "Thiếu niên tiền phong" số 79(9-2008} trang 3, mục "câu chuyện thứ tư", tựa đề " Ông ấy có còn xứng đáng". Bài viết đầu độc ngay cả đầu óc tuổi thiếu nhi.

Như thế này thì ai là kẻ chủ mưu gây chia rẽ trong dân Việt, vì một thiếu nhi Công giáo hẳn sẽ không tin những gì viết trong bài báo, nhưng một thiếu nhi không Công giáo thì không biết được.

"Lạy Chúa! Xin tha cho chúng chúng không biết việc chúng làm!" Mình đã khá bất bình vì những thông tin đã kích Đức Tổng giám mục Ngô Quang Kiệt vừa qua, nhưng cứ nghĩ rồi họ cũng nhận ra lổi của mình và im miệng đi. Báo chí VN thì cũng chỉ làm theo chỉ thị ở trên thôi. Rồi thì hi vọng mọi người sẽ có thể đọc được những thông tin khác trên Internet về nguyên văn lời phát biểu của ĐGM và sẽ có nhận xét cho mình.(Dù mình rất tức giận khi đọc được trên Báo Hà Nội Mới Online khi báo này đưa những ý kiến của đọc giả (mà cũng ko biết có phải là của đọc giả không? khi họ chưởi bới Đức Tổng giám mục là "cầm thú", là "hãy cút ra khỏi nước Việt nam..." Một tờ báo mà cho đăng những từ ngữ thiếu văn hóa như thế để nhục mạ người khác, để gây chia rẽ đoàn kết dân tộc, kì thị tôn giáo thì không đáng gọi là báo nữa và quyết dịnh kêu gọi mọi người tẩy chay nó)Và mình cũng đã có hỏi ý kiến vài người bạn không theo Đạo Thiên Chúa, thấy họ nhận xét cũng khách quan "tớ thấy Đức Tổng Giám Mục phát biểu như vậy cũng không có gì sai, tuy nhiên không thích hợp trong hoàn cảnh đang tranh chấp với chính quyền, vì vậy đã làm cho họ có cớ để tấn công ông ấy"), thôi thì cũng cho qua và Xin Chúa tha cho họ vì họ ko biết việc họ làm tai hại thế nào.

Nhưng khi mình đọc được bài viết " Ông ấy có còn xứng đáng" trên báo "Thiếu niên tiền phong" số 79(9-2008} trang 3, mục "câu chuyện thứ tư", thì mình không thể không tức giận và gọi người viết bài này là một kẻ đầu đọc con nít, một tên Việt gian gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, kì thị tôn giáo, họ thật độc ác, khi mà ngay cả những em thiếu niên chưa hiểu biết nhiều, còn ngây thơ mà họ cũng không tha. Một sự gỉa dối trắng trợn. Theo mình, không nên đưa vấn đề chính trị tôn giáo này lên báo Thiếu niên một tí nào, các em còn nhỏ, chưa thể hiểu biết hết được, và rồi hậu quả của nó sẽ rất nghiêm trọng, đôi gạt người lớn là đã quá đủ rồi!!! Tại sao lại đi dối gạt cả những em nhỏ???Họ còn có lương tâm nữa không???

Và đây là nguyên văn bài phát biểu của TGM Ngô Quang Kiệt trong buổi làm việc với UBND TP. Hà Nội

"Tôi hết sức cám ơn ông Chủ tịch uỷ ban nhân dân thành phố Hà nội cũng như là tất cả các ban ngành trong Thành Phố Hà nội đã dành cho chung tôi một buổi tiếp xúc vừa trân trọng vừa cởi mở và chân tình. Những lời ông Chủ tịch nói kết thúc thật là đẹp và tất cả chúng ta ai cũng mong muốn, thật ra có một sự hài hoà trong cái khối đoàn kết thống nhất. Tuy nhiên muốn có cái hài hoà trong cái mối thống nhất thì đâu chỉ có cái tình mà phải có lý nữa, tục ngữ pháp có nói rằng: những cái tính toán nó đúng mực nó mói là những người bạn tốt được. Muốn bạn tốt với nhau cũng phải tình lý phân minh chứ không phải chỉ có tình mà thôi. Chính vì thế tôi cung xin có một vài lời cuối cùng trước những lời kết thúc của ông Chủ tịch.

Trước hết ông chủ tịch có nói rằng: Uỷ ban nhân dân TP đã tạo rất là nhiều điều kiện cho Giáo Hội Công Giáo trong những năm qua nhất là dịp Lễ Noel… chúng ta phải công nhân trong những năm gần đây có nhiều điều kiện, thế tuy nhiên khi như thế, khi nói tạo điều kiện vẫn còn mang cái tâm lý xin cho: tức là cái này là ân huệ tôi ban cho anh đó. Nhưng mà cái tôn giáo là cái quyền tự nhiên con người được hưởng. Và nhà nước vì dân cho dân phải có trách nhiệm tạo cái điều đó cho người dân chứ không phải cái ân huệ chúng tôi xin. Không có. Tự do tôn giáo là quyền chứ không phải là cái ân huệ “xin cho”.

Cái thứ hai, ông chủ tịch có nói mọi cư xử phải vừa dựa trên pháp luật và cũng phải trên tình người, và công dân. Cái điều đó tôi rất đồng ý, rất là tâm đắc. Tuy nhiên trong cái thực chúng ta phải làm như thế. Đó về phương diện pháp luật chúng ta phải làm theo pháp luật, thì cái gì cũng phải có cơ sở pháp lý. Ông chủ tịch có nói rằng: đất đai thì nó từ ngàn xưa không biết nguồn gốc từ đâu mà đến thời Giáo Hội Công Giáo thì lại được trao cấp cái đó thì chúng tôi công nhận cái đó. Thế nhưng ít ra khi cấp như thế người ta có một mảnh giấy công nhận là đây được cấp. Và đến thời chính quyền sau có thể thay đổi, nhưng phải có giấy tờ để chứng minh cái sự thay đổi (và không ai có thể thay đổi được là làm sao?). Thế thì trên mảnh đất 42 chúng tôi chưa được cái văn bản nào của nhà nước nói về cái sự thay đổi đó. Không có đi vào cái diện cải tạo tư sản, không có đi vào cái diện cải tạo nông nghiệp, cũng không có cái văn bản nói lên sự tịch thu hay là trưng thut trao cho cơ quan nào… hoàn toàn không có. Thực ra có thể nói việc quản lý của cơ quan nào đó là chưa có hợp pháp, trên cái căn bản là chúng ta phải có giấy tờ, chứ bây giờ kẻ cướp vào nhà chúng tôi rồi ngang nhiên ở đó rồi không có giấy tờ gì hết và họ mạnh chúng tôi không đuổi ra được thì đương nhiên họ chiếm hay sao?! phải có giấy tờ, cần có văn bản pháp lý. Thế thì về vấn đề pháp luật thì vấn đề đất 42 chúng tôi chưa hai lòng với câu trả lời của ông. Chúng ta phải sống theo pháp luật, thì phải có văn bản giấy tờ của chính quyền. Thời chính quyền này có thể thay đổi, chính quyền sau có thể thay đổi nhưng phải có giấy tờ văn bản rõ ràng. Chúng tôi thấy đất 42 chưa có cái văn bản đó.

Cái vấn đề thứ hai, ông chủ tịch có nói rai ngoài vấn đề pháp lý, chúng ta phải cư sử theo tình người, nguyện vọng của người dân thì chúng tôi thấy vẫn chưa được: biết bao nguyện vọng chúng tôi nêu lên, ít nhất là qua 15 lá đơn của Toà Tổng Giám mục Hà nội và hội đồng Giám Mục bao nhiêu lần nữa, nguyện vọng chúng tôi về cái đất đó gắn bó với chúng tôi nó gần gũi với chúng tôi. Nguyện vọng thật là chính đáng nhưng không bao giờ được giải quyết cả. Cho nên có thể nói đó cho chúng tôi thấy cái lý thuyết, nguyên tắc ông chủ tịch đưa ra rất hay nhưng chưa thực hiện được, nguyện vọng cũng như pháp lý.

Chúng tôi không tranh chấp với nhà nước. Bằng chứng đó là, như ông chủ tịch có nói đó, trong tờ kê khai của linh mục Nguyên Tùng Cương, lúc đó là quản lý tòa Tổng Giám Mục, có 95 cơ sở. Chúng tôi có đòi cơ sở nào đâu, vì những cơ sở đó thực sự dùng vào những lợi ích chung. Chẳng hạn như cái trường Hoàn Kiếm, chúng tôi không bao giờ nói tới. Bệnh viện Xanh Pôn chúng tôi không bao giờ dám nói tới. Bệnh viện Bài Lao không bao giờ chúng tôi dám nói tới, vì sử dụng vào lợi ích chung. Nhưng khách san Láng Hạ chúng tôi sẽ nói tới, bởi vì sử dụng vào mục đích kinh doanh. Và cái Tòa Khâm Sứ đã thành cái nơi sàn nhảy, đã thành cái nơi kinh doanh buôn bán, đã có cái dấu hiệu buôn bán chia chác để làm cái trung tâm thương mại. Chúng tôi nói tới bởi vì nó rơi vào tay tư nhân thế nên chúng tôi nói, thế nên chúng tôi không tranh chấp với nhà nước. Nhưng chúng tôi nói lên cái tiếng nói của công lý. Bằng chứng cái trường Hoàn Kiếm bên cạnh, chúng tôi có bao giờ dám đòi đâu. Bởi vì nó phục vụ lợi ích chung, các bệnh viện nó phục vụ lợi ích chung. Do đó, chúng tôi xin nhắc lại, chúng tôi rất mong muốn xây dựng một khối đại đoàn kết dân tộc.

Chúng tôi đi nước ngoài rất nhiều, chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam, (đây là đoạn được báo chí trích ra, nhìu báo còn ko thèm có một dấu (...), đúng là tiểu xảo mà!!!)đi đâu cũng bị soi xét, chúng tôi buồn lắm chứ, chúng tôi mong muốn đất nước mình mạnh lên. Làm sao như một anh Nhật nó cầm cái hộ chiếu là đi qua tất cả mọi nơi, không ai xem xét gì cả. Anh Hàn Quốc bây giờ cũng thế. Còn người Việt Nam chúng ta thì tôi cũng mong đất nước lớn mạnh lắm và làm sao thật sự đoàn kết, thật sự tốt đẹp, để cho đất nước chúng ta mạnh, đi đâu chúng ta cũng được kính trọng. Thế nhưng chúng ta không phải chỉ có tình cảm mong muốn là được mà phải có lý luận xây dựng thật là vững chắc trền nền tảng pháp lý. Một lần nữa chúng tôi xin hết sức cám ơn ông chủ tịch và Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hà Nội dã dành cho chúng tôi một buổi tiếp đón thật là trân trọng và thân tình và hứa hẹn những trao đổi khác thì chúng tôi thấy hy vọng như thế chúng ta hiểu nhau hơn và mới có thể làm cho Thành Phố Hà Nội chúng ta nói riêng, tiến đến kỷ niệm ngàn năm Thăng Long được vui vẻ, xứng đáng là một thành phố hòa bình và trong hòa bình thì có công lý và làm cho đất nước chúng ta càng ngày càng phát triển.

Tôi xin cám ơn."

Search Box

Loading