Tìm kiếm trong Blog này

12 tháng 9, 2008

CHIẾN LƯỢC KHỐNG CHẾ ĐÔNG NAM Á CỦA TQ

TIÊU ĐIỂM

Bắc kinh không che dấu mưu đồ bóp nghẹt các nước Đông Nam Á

Tú Anh

Bài đăng ngày 04/09/2008 Cập nhật lần cuối ngày 04/09/2008 16:28 TU

Các nước châu Á lo ngại : vì kẹt chân tại Irak và Afghanistan, nên Hoa Kỳ để cho Trung Quốc thao túng biển Đông. Liệu tương lai Đông Nam Á sẽ ra sao, nếu như tình thế này kéo dài ?

Trong bối cảnh xung đột tại Gruzia, tương quan lực lượng trên thế giới dường như đang được sắp xếp lại. Nước Nga không ngần ngại phô trương gân bắp. Dù có lời lẻ đanh thép nhưng chính phủ Mỹ không thể trực tiếp tiếp tay với Gruzia. Còn Liên Hiệp châu Âu thì manh nha ý định đóng một vai trò giải quyết khủng hoảng.

Thực ra thì dù gặp khó khăn tại Irak và Afghanistan, Hoa Kỳ và đặc biệt là lực lượng hải quân vẫn bá chủ trên khắp nẻo địa cầu. Nhưng theo các chuyên gia quốc phòng, thì từ nay Hoa kỳ phải quan tâm đến hải quân Trung quốc, đã đủ mạnh để bước vào câu lạc bộ 8 nước có hạm đội lớn. Và Trung quốc không che dấu tham vọng xưng hùng trên Thái bình dương .

Hai câu hỏi được đặt ra : một là để thực hiện được tham vọng này, Bắc kinh tiến hành một chiến lược ra sao ? Và Đông Nam Á , với vùng biển mà TQ gọi là biển Nam hải, sẽ bị hậu quả như thế nào ? Trong tạp chí hôm nay mời quý thính giả theo dõi bài nghiên cứu của Olivier Zajec trên nguyệt san Le Monde diplomatique số tháng 9 và phần phỏng vấn Giáo sư Ngô Vĩnh Long, đại học Maine, Hoa kỳ.

Trong phần dẫn nhập, nhà báo Pháp trích dẫn một chuyên gia Trung quốc : "Nhân dân Trung hoa đã phục hồi sinh lực và một lần nữa bước vào sân khấu thế giới". Lời tuyên bố "mang tính tự hào dân tộc" của giáo sư Tiền Thừa Đán, thuộc Đại học Bắc kinh có thể được xem như một chuyện bình thường. Thế nhưng chính ông là người đưa sáng kiến cho đài truyền hình trung ương Trung Quốc thực hiện một cuốn phim tài liệu gồm 12 tập, mỗi tập dài 55 phút với tựa đề : Đại quốc quật khởi. Tập tài liệu này đã tạo được thành công tại Trung Quốc vào năm 2006 và sau đó được chiếu trên kênh lịch sử History Channel của Hoa kỳ.

"Đại quốc quật khởi" giải thích những nổ lực của các đại cường từ xưa đến nay, từ Tây ban nha, Bồ Đào Nha, Anh ,Pháp, Nga, Đức, Nhật, Mỹ vươn lên hàng đầu thế giới. Mở cửa với bên ngoài, kiểm soát các hành lang hàng hải quan trọng, xây dựng những căn cứ yểm trợ hậu cần, phát huy lực lượng hải thuyền, bành trướng ảnh hưởng. Diện tích lãnh thổ và dân số không quan trọng. Chiến lược của các nước Tây phương trong quá trình phát triễn hiện nay là trọng tâm của chiến lược mới của chính phủ Trung Quốc qua kế hoạch "Công nghiệp hoá hàng hải cao cấp 2000" và tăng cường lực lượng hải quân theo vận tốc chóng mặt.

Sau khi trình bày quan điểm của Trung quốc , Le Monde diplomatique chỉ ra hai mục tiêu quan trọng nhất :

- thứ nhất là phá vở các chốt chận trong vùng biển Đông để tung hạm đội ra khơi tức là vùng biển sâu.

- thực hiện được ý đồ này, bước kế tiếp là "bảo đảm an toàn" cho đường vận chuyển dầu từ Trung đông và châu Phi.

Nhưng muốn thực hiện được hai mục tiêu này, hải quân Ttrung Quốc phải được tự do lưu thông trên các hành lang Đông Nam Á, qua bán đảo Đông dương ra tận ngoài khơi Thái bình dương. Nhưng theo một tài liệu của bộ quốc phòng Pháp phổ biến hồi tháng 5 năm 2007, thì "14.500 cây số biên giới trên biển của Trung quốc chứa đựng những khu vực tranh chấp tiềm tàng và va chạm. Tất cả những xung khắc này rất sâu xa và không giải quyết".

Cho nên, Đài Loan chỉ là một quân cờ trong bàn cờ Thái Bình dương. Ngoài mưu đồ chiếm Đài Loan, Bắc kinh còn tranh dành với Nhật Bản, Việt Nam và nhiều nước Đông Nam Á khác các hải đảo. và ngoài hải đảo, Trung quốc cũng tranh chấp lãnh hải với Hàn quốc, Nhật Bản, Việt Nam và Philippines. Người ta không quên các trận đánh tại Hoàng sa năm 1974 và Trường Sa năm 1988. Theo kế hoạch của Lưu Hoa Thanh, tư lệnh hải quân Trung Quốc đề ra từ thập niên 80, thì ngoài việc chiếm lĩnh các mỏ dầu dưới đáy biển và thâu tóm nguồn hải sản ở biển Đông , mở rộng hành lang cho hạm đội ra khơi Thái Bình Dương mới là mục tiêu quan trong.

Bước thứ nhất, hải quân Trung Quốc áp đặt sức mạnh của họ tại biển đông phía Tây một đường ranh từ Nhật Bản kéo dài xuống Đài Loan, Philippines và Malaysia. Nhưng tại đây, hạm đội Trung Quốc phải đụng với đối thủ số một : đó là hải quân Nhật. Và Trung quốc đã nhiều lần trắc nghiệm phản ứng của Nhật bằng cách đưa tàu ngầm xâm nhập. Bước thứ hai của Trung quốc là tìm cách tiến xa thêm về hướng đông vào vùng biển sâu từ Nhật đến Indonesia qua đảo Guam, căn cứ yểm trợ của Mỹ trong vùng tây Thái Bình Dương.Chướng ngại chính trong khu vực này là đảo Đài loan.

Một khi bứng đi được những chướng ngại này thì Trung quốc sẽ tự do thực hiện mục tiêu thứ hai là "kiểm soát hành lang chuyên chở nhiên liệu" từ châu Phi và Trung Đông. Thế nhưng, các dự án này không phải dể thực hiện vì không có gì bảo đảm là Hoa kỳ, Nhật Bản và cả Ấn Độ điềm nhiên tọa thị. Cho nên bên cạnh chiến lược "biển khơi" của Trung ương đảng, Bắc kinh còn xây dựng một loạt căn cứ dọc theo duyên hải từ Đông Nam Á đến Ấn độ dương được gọi là "chuổi trân châu". Nhưng chiến lược này của Trung quốc đã bị Ấn Độ xem là "xâm lấn" vào vùng biển nhà. Không phải tự nhiên mà Ấn Độ đang đóng hai hàng không mẫu hạm.

Ngoài Nhật và Ấn, hành động tăng cường sức mạnh hải quân của Trung quốc cũng làm cho các nước nhỏ hơn như Malaysia, Singapore và Indonesia lo âu. Ba nước này cố gắng hiện đại hóa hạm đội của mình. Các nước Á châu e rằng : vì kẹt chân tại Irak và Afghanistan, Washington để cho Bắc Kinh thao túng biển Đông. Và tình trạng này biết đâu có nguy cơ kéo dài.

Để áp đảo các nước láng giềng, cụ thể hải quân Trung quốc trang bị và bố trí như thế nào?

Thừa cơ hội tốt , Hoa Kỳ bị phân tâm vì hai cuộc chiến cùng lúc, Trung quốc ra sức võ trang. Các hải quân công xưởng của Trung Quốc hoạt động ngày đêm. Các căn cứ hải quân, quân cảng, căn cứ tàu ngầm bí mật, điển hình là Tam Á đảo Hải Nam không ngừng cãi thiện nhờ vào ngân sách dồi dào , kinh tế phát triễn. Hiện nay, hải quân Trung quốc được Đảng ưu tiên. Trong quân ủy trung ương, lần đầu tiên tướng lãnh hải quân và không quân lấn lướt đồng sự lục quân. Hải quân đuợc tổ chức thành ba hạm đội Bắc Hải, tại Thanh Đảo, Đông Hải tại Thượng Hải và hạm đội Nam Hải có bản doanh đóng tại Trạm Giang, tỉnh Quảng Đông .

Trong tình thế này tương lai Đông Nam Á sẽ ra sao ? Theo Le Monde diplomatique, hải quân Hoa kỳ đưa ra nhiều sáng kiến để cũng cố hợp tác với hải quân châu Á và với cả Trung quốc. Mỹ đề nghị thành lập chung "hạm đội ngàn chiến thuyền". Nhưng Bắc kinh xem đây là một kế "nghi binh" nhằm ngăn cản Trung quốc trở thành một đại cường trên biển.

Kết luận của tác giả Olivier Zajec cho thấy là Trung quốc cương quyết thực hiện ý đồ khống chế biển Đông mà họ gọi là Nam hải. Họ đã khai thác cơ hội vàng khi Hoa kỳ rút khỏi Việt nam . Lần lượt họ chiếm Hoàng Sa năm 1974 và một phần Trường sa năm 1988. Cách bố trí và trang bị cho hai hạm đội Nam Hải và Đông Hải cũng không ngoài tham vọng bá quyền này. Trung quốc còn có chiến lược gọi là "Cận hải phòng ngự" nghe qua không có vẽ như là Trung quốc không muốn tấn công ai.

Trên tạp chí Thời đại mới, giáo sư Ngô Vĩnh Long, đại học Maine, Hoa kỳ, và cũng là một chuyên gia về Quốc Phòng Trung Quốc đã có dịp trình bày khá kỹ càng qua bài "Chiến lược hải quân của Trung quốc và hàm ý của nó đối với khu vực biển Đông". Hôm nay, RFI việt ngữ mời quý thính giả theo dõi phân tích của Giáo sư Ngô Vĩnh Long qua phần phỏng phấn sau đây.(rfi.fr)

Không có nhận xét nào:

Search Box

Loading