Tìm kiếm trong Blog này

12 tháng 8, 2009

MƯA SAO BĂNG PERSEIDS


Vào giữa tháng 8 này chúng ta sẽ được dịp quan sát một sự kiện thiên văn thú vị, đó là mưa sao băng Perseids – một trong những trận mưa sao băng lớn nhất của năm. Trong bài viết này tôi sẽ hướng dẫn các bạn chọn thời điểm tối ưu và cách thức quan sát Perseids năm nay. Nguồn gốc của mưa sao băng Perseids:


Mưa sao băng Perseids là trận mưa sao băng nổi tiếng vốn đã được người Trung Hoa cổ đại nghi nhận từ năm 36. Chúng ta có thể quan sát được đợt mưa sao băng này từ 17-7 đến 24-8 hằng năm khi đám mây bụi cắt ngang quĩ đạo của Trái Đất. Vào thời gian mưa sao băng diễn ra cực điểm khoảng 12-8 hàng năm, người ta có thể đếm được trung bình 50 sao băng trong 1 giờ (Tuy nhiên theo tính toán năm nay sẽ lên đến 100 sao/giờ). Các thiên thạch nhỏ với vận tốc hơn 60km/s bốc cháy khi bay vào khí quyển của Trái Đất, để lại những vệt sáng dài trên bầu trời đó thật là những hình ảnh đẹp khó quên đối với người quan sát.
Từ năm 1865 người ta đã biết được nguồn gốc của trân mưa sao băng này, đó chính là đám mây bụi và những mảnh vỡ của sao chổi 109 P/ Swift-Tuttle (S-T) trải dài trên quĩ đạo của nó quanh hệ Mặt Trời.
Sao chổi S-T xuất hiện vào năm 1862 và được đặt tên theo 2 người khám phá ra nó là Lewis Swift và Horace Tuttle. Đây là 1 sao chổi lớn có chu kỳ 120-130 năm. Quĩ đạo của nó khiến các nhà khoa học phải lo lắng vì khả năng đâm vào Trái Đất trong lần gặp gỡ tới vào năm 2126.
Perseids năm nay sẽ thế nào?
Năm nay cực điểm của Perseids theo dự báo của trang IMO (International Meteor Organization | International Collaboration in Meteor Science) sẽ rơi vào 11h30m-14h00m UT ngày 12/8, chuyển sang giờ Việt Nam ta sẽ là 18h30m-21h00m cùng ngày. Rất tiếc vào thời điểm này chòm Perseus (Anh Tiên)-tâm điểm (Radiant) của sao băng chưa mọc lên khỏi đường chân trời do đó ta không thể quan sát được đúng vào cực điểm. Thế nhưng hãy yên tâm vì Perseids là một trận lớn nên dù qua giờ cực điểm thì tần suất sao băng vẫn còn rất cao, ta sẽ cố chọn thời điểm quan sát càng gần cực điểm càng tốt. Vào khoảng thời gian này chòm Perseus mọc vào khoảng 0h, nghĩa là theo lý thuyết ta có thể bắt đầu quan sát sao băng từ 0h, nhưng trên thực tế lớp khí quyển dày đặc, mây và sương gần chân trời sẽ cản trở rất nhiều những ánh sao băng. Theo kinh nghiệm ta chỉ nên quan sát khi chòm Perseus đã lên cao cách chân trời 30 độ trở lên (Nếu dang thẳng cánh tay trước mặt, 30 độ tương đương chiều rộng của 3 nắm tay bạn). Vì vậy thời gian quan sát tối ưu sẽ từ lúc 2h sáng (rạng 13/8) trở đi lúc chòm Perseus (Anh Tiên) đã lên cao khoảng 30 độ khỏi chân trời Đông Bắc, và khi đó Mặt Trăng cũng vừa lặn mất. Ngoài ra vào rạng sáng ngày 12 và 14 lân cận cũng hứa hẹn sẽ có rất nhiều sao băng.
Cách xác định chòm Perseus:

Muốn xác định được dễ dàng, bạn nên chờ đến khoảng 3h khi chòm chòm Perseus đã lên cao hơn. Hãy nhìn đúng hướng Đông Bắc, cách chân trời khoảng 20 độ (chiều rộng 2 nắm tay) bạn sẽ dễ dàng thấy được một ngôi sáng màu vàng nổi bật, đó chính là sao Capella của chòm Auriga (Ngự Phu). Bây giờ chếch về phía tay phải lên cao khỏi chân trời khoảng 30 độ có một sao nổi bật khác màu đỏ cam mang tên Aldebaran của chòm Taurus (Kim Ngưu), hãy kiểm tra lại Capella và Aldebaran vừa tìm cách nhau khoảng 3 nắm tay để chắc chắn. Từ 2 sao vừa tìm này bạn hãy chú ý chúng tạo với sao Algol của chòm Perseus 1 tam giác gần cân với đỉnh là Aldebaran (xem hình). Từ sao Algol chếch xuống phía dưới bên trái một chút là sao Mirfak có độ sáng gần tương đương. Hai vì sao chính của chòm Perseus này sẽ giúp bạn lần ra các sao phụ khác xung quanh.
Nếu bạn chưa tìm được chòm Perseus, đừng lo lắng! Quan sát mưa sao băng hoàn toàn không phụ thuộc một vị trí quá cụ thể trên bầu trời mà chỉ cần sự quan sát tổng quát cả vùng trời rộng hướng về nơi có tâm điểm của trận. Hãy quay mặt về đúng hướng Đông Bắc và nhìn cả vùng trời ấy là bạn đã có thể yên tâm chiêm ngưỡng sao băng rồi.
Sơ lược quang cảnh các chòm sao trong đêm sao băng 12 rạng 13:
Lúc 2h bầu trời có vẻ vắng lặng các ánh sao sáng, 2 sao Capella và Aldebaran đang lấp lánh lên cao dần từ vùng trời thấp phía Đông. Nếu hướng Tây lúc này không bị khuất cây cối, nhà cửa bạn có thể bắt gặp sao Mộc màu vàng rất sáng cùng ánh trăng rất sát chân trời đang dần lặn khuất. Vắng đi ánh trăng là một lợi thế cho “đêm sao băng” của chúng ta. Hướng mặt về phía Bắc lúc này bạn sẽ thấy được trọn vẹn gia đình Hoàng Gia gồm các chòm Cassiopeia (Tiên Hậu) với hình chữ M nghiêng đặc trưng, Cepheus (Tiên Vương) gồm 5 sao chính hình cái nhà úp ngược, phía trên cao gần thiên đỉnh bạn sẽ bắt gặp Ô vuông lớn của chòm Pegasus (Phi Mã), kề bên là nàng công chúa Andromeda, con gái rượu của Tiên Vương và Tiên Hậu. Gần phía dưới Andromeda chính là dũng sĩ Perseus (Anh Tiên), người tình của nàng và cũng là tâm điểm chú ý của chúng ta đêm nay. Phía Tây bắc lúc này ta bắt gặp lại bộ 3 chòm Lyra (Thiên Cầm), Cygnus (Thiên Nga), Aquila (Thiên Ưng) – Tam Giác Mùa Hè đang chiếm lĩnh.

Từ 4h sáng trở đi, vùng trời sao lộng lẫy mùa đông bắt đầu hiện rõ phía trời Đông theo sau chòm Perseus. Đó là các chòm Auriga (Ngự Phu) với sao alpha mang tên Capella rất sáng, chòm Taurus (Kim Ngưu) với hình chữ V ngược đặc trưng, giữa Taurus và Perseus có một cụm sao mờ lấp lánh – tinh vấn Pleiades (Thất Nữ). Nằm bên phải Auriga lúc này ta gặp gỡ chòm Orion (Lạp Hộ) quen thuộc mùa đông với 3 sao thắt lưng thẳng hàng không lẫn vào đâu được.

Hàng năm vào thời điểm này, Trái đất bay xuyên qua quỹ đạo của một sao chổi có tên Swift-Tuttle, và kết quả là một màn trình diễn thú vị trên bầu trời có tên gọi mưa sao băng Perseid.
Theo một chuyên gia của Viện Vật lý, mưa sao băng Perseid xảy ra từ 17 tháng 7 đến 24 tháng 8 năm 2008. Hiện tượng này được dự đoán đạt cực đại vào ngày 12 tháng 8, chính xác vào khoảng 11 giờ GMT (tức khoảng 18 giờ ở Việt Nam). Thời gian quan sát rất tốt hiện tượng sao băng kéo dài khoảng 1 giờ, tức là từ 18 đến 19 giờ chiều tối nay.
Trong thời gian đó, bạn có thể nhìn thấy khoảng 60 đến 100 vệt sáng chói trong hơn 1 giờ. Chúng ta có thể quan sát được tất cả từ bên này sang bên kia của bầu trời, nhưng bởi vì đường bay của quỹ đạo Trái đất nên chỉ ở bắc bán cầu mới quan sát được.
Theo các nhà thiên văn học, đây là trận mưa sao băng đẹp nhất trong năm. Trung bình, mỗi năm có tới 10 trận mưa sao băng xuất hiện trên toàn thế giới vào các ngày khác như mồng 1 - 4/5; ngày 19-23/4; ngày 1 - 6/5; ngày 9 - 11/10...
(Copy blog dichthuatviet)

6 nhận xét:

Sdlethanh nói...

Copy mà ko check lại, dễ bị thiên hạ nhào vô quýnh lắm à. Zụ này diễn ra từ năm ngoái mà. Google đưa hình để kỷ niệm 1 năm. Xém chút cả đám rủ nhau thức coi sao băng, hừ hừ!

Sdlethanh nói...

Thừa nhận có mưa sao băng (thường niên là vậy còn bất trắc thì chưa bít) nhưng xem đc hay ko lại là chuyện khác. MỐt fai dẫn nhiều nguồn đáng tin cậy hơn nhá!

Huyền Phạm nói...

những kẻ cố chấp...akak.Vấn đề là tối nay ko ai xem sao băng với mình để kiểm chứng xem có hay ko, chán :((

langdang nói...

@HL: CÓ thấy "lời xin lổi công khai" nào đau hả? điêu...

langdang nói...

@bé Cò: Rùi cuối cùng có thấy cái sao băng nào hok nh?

Nặc danh nói...

Minh nghi chac la o vn ko co mua sao bang qua chi co han quoc hay dai loan... Boi vi minh thay trong phim va nhat la dai loan . Ma neu nhu co thi chac chan minh se thay thoi

Search Box

Loading