Tìm kiếm trong Blog này

1 tháng 4, 2010

VUA LÝ THÁI TỔ BỊ ĐƯA SANG TÀU...

(Tượng đài vua Lý Thái Tổ-Lý Công Uẩn  (974-1028)

Còn 193 ngày nữa là đến Đại Lễ 1000 năm Thăng Long-Hà Nội, Đại Lễ kỉ niệm 1000 năm (1010-2010) vua Lý Thái Tổ có quyết định dời đô từ Hoa Lư về thành Thăng Long. Cả nước tỉnh thành nào cũng đang cố gắng hoàn thành các công trình chào mừng Đại Lể này, lĩnh vực văn hóa nghệ thuật cũng đang rộn ràng với các bộ phim hoành tráng về đề tài này như: “Khát vọng thành Thăng Long”, “Thái sư Trần Thủ Ðộ”, “Long thành cầm giả ca” và cả phim hoạt họa “Người con của Rồng” v.v... Tuy nhiên, được đánh giá hoành tráng nhất và có nhiều ngổn ngang nhất và đến bây giờ (bộ phim sắp ra lò) vẫn có ít người biết về nó nhất có lẻ là Bộ phim "Lý Công Uẩn - Ðường tới thành Thăng Long" với số tiền đầu tư khoảng 200 tỉ đồng.
Sau một thời gian bàn ra tá vào về kịch bản, kinh phí và cả khâu dàn dựng bộ phim, cuối cùng "Lý Công Uẩn - Ðường tới thành Thăng Long" đã được quyết định "giao" cho người Trung quốc làm. Về vấn đề này, nghe đâu người bạn TQ của chúng ta đã rất có nhã ý được giúp đỡ và làm nhà tài trợ cho bộ phim này. Họ đã hứa giúp đỡ đoàn làm phim VN từ khâu phục trang, dàn dựng cho tới đạo diễn và thậm chí cả vai quần chúng trong bộ phim. Đạo diễn TQ Cận Ðức Mậu được giao làm đạo diễn cho bộ phim hoành tráng này. Ông là một đạo diễn khá nổi tiếng của TQ với bộ phim Bao Thanh Thiên đã từng làm say đắm lòng khán giả Việt đến nổi nhiều em nhỏ Việt Nam cứ tưởng ông Bao công là một ông quan của VN sồng vào thời nào đó. Bộ phim "Lý Công Uẩn - Ðường tới thành Thăng Long" đang được quay tại phim trường Hoành Điếm-tỉnh Triết Giang -TQ. 
Giải thích cho câu hỏi tại sao một bộ phim lịch sử của Việt Nam về một vị vua có công khai sáng nhà Lý lại được quay ở Trung quốc là những câu trả lời như thế này: "đoàn làm phim chọn quay ở Trung Quốc bởi nước này có kinh nghiệm lâu năm về làm phim cổ trang, dù chi phí cao hơn nhiều ở Việt Nam. Các khâu từ bối cảnh, phục trang, hóa trang, đạo cụ đã được chuyên môn hóa ở trình độ cao, tạo điều kiện thuận lợi cho bộ phim với mục tiêu cao nhất là sẽ ra mắt đúng dịp đại lễ. Việc chọn đạo diễn Cận Ðức Mậu cũng nhằm đảm bảo cho tác phẩm tiền tỷ này tránh được những hạt sạn.” hay "Trường quay, đạo diễn Trung Hoa nhưng êkíp thực hiện cho rằng phim vẫn mang đậm hồn Việt bởi tinh thần phim và diễn xuất của các diễn viên”. (Theo VnExpress). Tuy nhiên, những lý do trên xem ra không được thuyết phục là mấy. Vì Hồng Kong, Đài Loan hay Hàn Quốc, Singapore cũng rất nổi tiếng về chuyện làm phim cổ trang. Nếu với thực lực và trình độ của VN ko thể làm được bộ phim này mà buộc phải "nhờ vã" nước ngoài thì có lẻ lựa chọn 1 trong các nước mà tôi gợi ý có lẻ vẫn thuyết phục và tránh "nhạy cảm" hơn. Về tranh cãi xung quanh bộ phim, nhà sử học Dương Trung Quốc- Tổng thư ký Hội Khoa học lịch sử VN cũng đã từng mạnh dạn có ý kiến "Lịch sử Trung Hoa và VN có thể có nhiều nét tương đồng, nhưng chúng ta đang làm phim về một ông vua đã khai sáng ra triều đại độc lập đầu tiên, tức là một ông vua đầu tiên khẳng định nền tự chủ không chỉ bằng võ công mà còn bằng nền văn hiến Việt Nam. Chúng ta làm phim về vua VN mà lại tìm kiếm bên Trung Quốc từ phim trường đến xe ngựa (!). Liệu các nhà làm phim có biết rằng trước khi người Pháp sang, VN chưa hề có xe bánh xếp ngang, cha ông chúng ta chủ yếu di chuyển bằng thuyền, đường cái quan chỉ là đường mòn cho người đi bộ?Các nhà làm phim có hiểu được người Trung Quốc sang xâm lược bao nhiêu lần thất bại chỉ vì chiến xa của họ không thể đi trên đường mòn VN, họ buộc phải hành quân bằng thuyền, và bao nhiêu lần thuyền chiến là bấy nhiêu lần họ thua, ba lần chiến thắng lừng lẫy nhất của chúng ta đều trên sông Bạch Đằng? Chúng ta cần cố vấn về chiến xa để làm gì?
Cố vấn võ thuật cũng vậy. Võ học Trung Hoa rất kỳ bí và lẫy lừng. Nhưng chúng ta đều đã thắng họ. Vậy cha ông chúng ta ắt phải có một nền võ học riêng. Tôi không nói là giới sử học biết nó rõ như thế nào, nhưng chắc chắn nó từng tồn tại mà không một cố vấn võ thuật nào dù tài giỏi nhất của Trung Quốc có thể truyền tải lại cho các nhà làm phim VN được. Bởi vậy tôi mới nói là dù rất đánh giá cao những nỗ lực của các nghệ sĩ điện ảnh VN nhưng nếu bộ phim làm về Lý Công Uẩn mà thành công được thì thật… ngoài sức tưởng tượng".
Dù nhà sử học của chúng ta đánh giá "dự án làm phim này sẽ không khả thi", nhưng riêng bản thân tôi thì cho rằng dù cho bộ phim có thành công vang dội đến cỡ nào đi nữa, có đạt giải Oscar đi chăng nữa thì cũng chẳng có một chút thuần Việt gì trong bộ phim này cả. Vì từ cảnh trí phục trang cho đến dân chúng trong bộ phim này đều là của người Tàu cả rồi. Và có lẻ cũng sẽ chẳng có gì phải bất ngở khi chúng ta được xem phim và có cảm giác quen quen như là đã từng gặp những cảnh này ở đâu rồi (hình như là đã trong mấy bộ phim Trung quốc kiểu Khang Hy vi hành, hay những câu chuyện về vua Càn Long mà truyền hình ở VN vẫn chiều hàng ngày hàng giờ vậy)
Trước đây, báo chí chúng ta đã từng "có ý kiến" khi nhận thấy truyền hình của Việt Nam chiếu quá nhiều phim lịch sử TQ, khiến cho nhiều em nhỏ VN cứ lầm tưởng Càn Long là một vị vua anh minh của VIệt Nam mình chứ không biết vua Quang Trung Nguyễn Huệ của ta đã từng đánh cho quân của vua Càn Long-nhà Thanh-Trung quốc chạy tan tác ở trận Ngọc Hồi-Đống Đa...Báo chí phản ánh rất nhiều, nhưng tình hình xem ra vẫn không được cải thiện là mấy thì nay lại nghe Vua Lý Công Uẩn được "vời" sang TQ (trước đây dù gì cũng là một nước nhỏ, các vua nước ta đã phải qua Tàu xin phong vương mổi lần lên ngôi, nhưng chỉ là cử nguwoif sang Tàu gặp vua Tàu thôi) thế mà này đích thân Vua Lý Thái Tổ được "mời" sang Tàu, không biết bộ phim khi làm xong có còn là "một món quà" của con cháu hậu sinh dâng lên vua "Lý Thái Tổ" hay không nữa hay sẽ làm cho Ngài nổi trận lôi đình...

Không có nhận xét nào:

Search Box

Loading